Làm cách nào để giỏi Tiếng Anh khi còn nhỏ? 7 nguyên tắc từ chuyên gia người Mỹ
Xã hội ngày càng phát triển, sự giáo dục con trẻ cũng ngày càng được quan tâm. Một trong số đó phải kể đến là tầm quan trọng trong việc bồi dưỡng tiếng Anh – ngoại ngữ phổ biến cho con từ khi chúng còn nhỏ để dần xây dựng một thói quen học ngoại ngữ và nền tảng kiến thức vững chắc. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pasal Junior để trả lời câu hỏi làm cách nào để giỏi Tiếng Anh khi còn nhỏ và 7 nguyên tắc từ chuyên gia Mỹ nhé!
1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge
Chuyên gia Tiến sĩ người Mỹ A.J. Hoge – Giảng viên có bằng Master of T.E.S.O.L (Teaching English to Speakers of Other Languages) sau hơn 12 năm dạy Anh ngữ đã phát triển một phương pháp học tiếng Anh hoàn toàn mới. Phương pháp này giúp trẻ nâng cao khả năng nói tiếng Anh chỉ trong thời gian ngắn. Đó là phương pháp Efforless English.
Hệ thống phương pháp Effortless English hướng tới việc giúp khơi gợi đam mê, động lực, truyền cảm hứng học tiếng Anh cho trẻ. Từ đó khiến con không còn cảm thấy mệt mỏi hay bị ép buộc khi học tiếng Anh. Hiện nay, Effortless English đã được ứng dụng trên 54 quốc gia và giúp hàng triệu người trên thế giới có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Có 7 nguyên tắc chính trong hệ thống phương pháp Effortless English với nội dung cụ thể như sau:
1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ
Cụm từ là các nhóm từ vựng có liên quan đến nhau và cùng hướng đến một ý. Ví dụ như ” I want to travel around the the world”, “give it to me”, “He is so kind”, “She hates ice cream”, “how are you?”,…Đây là cách chúng ta học ngôn ngữ mẹ đẻ hay bất kỳ ngôn ngữ nào mới.
Một ví dụ khác khi học các động từ mới như “go”, “get”, “take”,… ba mẹ có thể kết hợp với 1 giới từ nó lại mang ý nghĩa khác nhau để con học nhanh hơn. Giả dụ “Take” ở đây không chỉ đơn thuần là “cầm, lấy” nữa mà “take up” có nghĩa là “bắt đầu một thói quen mới”, “take out” là “chuyển cái gì đó ra ngoài”, “take after” là “giống ai đó về ngoại hình hoặc tính cách”,…
Khi nghe nhiều và học theo từng cụm, các con sẽ học được ngữ âm, ngữ điệu, nối âm, nuốt âm trong cụm từ đó, từ đó phát âm chuẩn hơn và biết cách ngắt nhịp hợp lý. Chính vì thế hãy luôn gợi nhắc các con về các “cụm từ” mỗi khi bạn gặp các sự vật tương ứng qua bài hát, một bộ phim, hay một tờ báo chẳng hạn. Nó sẽ nhắc các con về các từ vựng, cách sử dụng và ngữ cảnh đó. Bằng cách này, vốn từ vựng cũng như kiến thức ngữ pháp, cách phát âm của các con sẽ tăng lên đáng kể.
1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng nghe, ghi nhớ cụm từ, thay vì viết ra giấy rồi học thuộc
Khi giao tiếp tiếng Anh, con sẽ không có thời gian để suy nghĩ về thì, giới từ, sở hữu cách, cụm động từ hay bắt cứ một kiến thức ngữ pháp nào mà con đã học. Nếu ai đó hỏi, con sẽ phải trả lời ngay. Trong khi đó, có một nghịch lý là càng tập trung thu nạp các cấu trúc ngữ pháp, con sẽ lại càng khó nói tiếng Anh.
Với thầy A.J. Hoge, tác giả muốn chúng ta học ngữ pháp theo cách “trực quan” hơn. Theo phương pháp Effortless English, trong quá trình học các cụm từ, bản thân các con đã học ngữ pháp rồi. Con được học ngữ pháp bằng cách lắng nghe, ghi nhớ cụm từ, chứ không phải bằng các quy tắc được viết ra giấy như chủ ngữ, động từ, tân ngữ,…Do đó, con có thể học ngữ pháp một cách hoàn toàn tự nhiên.
1.3. Học kỹ năng nghe đầu tiên
Sau một thời gian nghe hiểu nhất định, đứa trẻ sẽ đột nhiên bắt đầu nói. Nhà nghiên cứu James Crawford đã phát hiện ra rằng khả năng nói tiếng Anh là kết quả của việc nghe và thành thạo tiếng Anh thường xuất phát duy nhất từ khả năng nghe. Hay nói một cách nôm na, khả năng nghe của trẻ sẽ hình thành nên khả năng nói và nghe chính là chìa khóa để nói tiếng Anh tốt. Nếu cho con nghe nhiều hơn, các bé sẽ học được nhiều từ vựng hơn, ngữ pháp và cách phát âm. Bằng cách này, con sẽ học tiếng Anh một cách tự nhiên hơn.
Trong thực tế, các chuyên gia cho rằng 80% thời gian học tiếng Anh của con nên dành để nghe. Nghe là việc rất quan trong khi dạy các con học ngôn ngữ. Đối với người bản ngữ, tốc độ nói rất nhanh, nhanh đến mức con sẽ không có thời gian để phân tích, suy nghĩ về các quy tắc ngữ pháp. Vậy nên nếu không chịu khó nghe, thì các con sẽ không thể hiểu họ nói gì, khả năng phân tích của con sẽ chậm và đương nhiên là tốc độ phản hồi cũng giảm.
Thêm 1 lợi ích khi nghe, là con sẽ dần quen và phát âm chuẩn như người bản ngữ. Các cấu trúc câu, các cụm từ cũng dễ nhớ hơn rất nhiều.
1.4. Học sâu – chậm mà chắc
Việc học lướt, đi qua các bài quá nhanh khiến cho các con có thể chưa kịp nắm vững được bài cũ đã phải học sang bài mới. Trẻh bị ép phải học nhiều ngữ pháp và từ vựng hàng tuần. Trong 1 tiết học, các con sẽ phải học hết những gì mà các giáo viên đã soạn trong giáo trình. Và đương nhiên, trong thời gian ngắn ngủi ấy, con sẽ chỉ được học ngữ pháp còn phần thực hành sẽ…để đó. Chính điều này khiến các bé quên các kiến thức một cách nhanh chóng.
Với chương trình Effortless English, thầy A.J. Hoge khuyên rằng, mỗi người học phải duy trì việc lặp lại kiến thức trong ít nhất 7 ngày. Ba mẹ cần phải lập đi lặp lại cho con đến khi hiểu và hiểu thật sâu. Ví dụ như khi con nghe một câu chuyện hay đọc 1 tờ báo, hãy cho con nghe, đọc, hiểu, thấm cho tới khi con có thể kể lại câu chuyện đó.
Đừng để việc học quá nhiều kiến thức trong 1 thời điểm lại càng khiến con cảm thấy bối rối mỗi khi sử dụng chúng. Hãy học từ từ, chậm mà chắc, thường xuyên ôn lại bài cũ. Chẳng hạn như ba mẹ có thể cho con nghe một câu chuyện sử dụng thì quá khứ nhiều lần trong tuần. Sau đó, có thể cho con nghe một câu chuyện khác trong 2 tuần và một câu chuyện khác nữa sử dụng thì quá khứ trong khoảng thời gian tương tự. Hãy ôn tập thật nhiều để con nhuần nhuyễn và tiến bộ hơn.
1.5. Học ngữ pháp thông qua những câu chuyện
Ngữ pháp khá quan trọng, ba mẹ có thể thay đổi khung thời gian và thay đổi ngữ pháp để tạo ra các phiên bản khác nhau của từng câu chuyện. Bằng cách đọc và nghe nhiều phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện, có thể là câu chuyện trong thì quá khứ, câu chuyện trong hiện tại hoặc cũng có thể có một phiên bản khác được kể trong tương lai. Các con có thể học ngữ pháp từ một cách trực quan mà không cần nghĩ về thì, cách chia động từ.
Khi học ngữ pháp qua câu chuyện, các con sẽ thấy mỗi câu chuyện từ điểm nhìn khác nhau (Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau) đều như nhau, nhưng sự thay đổi về thời gian dẫn đến sự thay đổi về ngôn ngữ được sử dụng… đặc biệt động từ (khác nhau vì chia động từ). Một trong những ưu điểm của các câu chuyện theo điểm nhìn là thường tập trung vào các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng phổ biến nhất. Bằng việc nghe các câu chuyện này nhiều lần, con chắc chắn sẽ tiếp thu được thì thời ngữ pháp tiếng Anh phổ biến và hữu dụng nhất một cách dễ dàng và tự nhiên.
Việc duy nhất ba mẹ cần làm cho con thư giãn và tập trung vào các sự kiện của câu chuyện. Sau một thời gian, phụ huynh sẽ nhận ra rằng con đã tiếp thu được ngữ pháp một cách trực quan, tự nhiên mà không cần cố gắng, nỗ lực “nhồi nhét” những dòng ngữ pháp khô khan vào đầu.
1.6. Học tiếng Anh giao tiếp thực tế và tạm bỏ những cuốn giáo trình
Vì với những cuốn giáo trình, chúng thường tập trung quá nhiều vào ngữ pháp. Các đoạn hội thoại hết sức trang trọng, cứng nhắc, thậm chí rất hiếm gặp trong thực tế. Trong khi đó những từ vựng, cụm từ, thành ngữ, tiếng lóng phổ biến với người bản ngữ thì con lại không được học.
Vậy bạn cần đâu là công cụ học tiếng Anh hiệu quả? Đó là học theo cách người bản xứ học: bằng cách sử dựng tài liệu thực như: sách, báo, tạp chí, podcast, video, thậm chí là những bản nhạc, những bộ phim,… Hãy lựa chọn những tư liệu mà gắn với thực tế, phù hợp với trình độ của bcon. Ba mẹ có thể tìm thấy nhiều tài liệu nghe tiếng Anh thực tế trên mạng, các sách nói, podcast, bản tin CNN hay BBC hay những bộ phim truyền hình,…
1.7. Nghe và trả lời thông qua các mẩu chuyện
Quy tắc cuối cùng trong bộ 7 quy tắc học Effortless English chính là nghe và trả lời thông qua các câu chuyện. Những mẩu chuyện là công cụ cực kì hữu ích cho việc học tiếng Anh của trẻ. Vì thông thường, chúng đem đến rất nhiều cảm xúc. Và khi được tác động bởi cảm xúc, mọi thứ sẽ dễ ghi nhớ hơn, dễ hiểu hơn. Ba mẹ nên chọn những câu chuyện mà chính họ trải nghiệm, hoặc được nhìn thấy, xem qua, hoặc được kể lại. Những câu chuyện này thường dễ đi vào lòng người hơn là việc gạch đầu dòng hoặc viết lan man về những thứ hết sức trừu tượng. Sau khi nghe các câu chuyện, con cần phải trả lời những câu hỏi. Những câu hỏi rèn luyện cho con cách hiểu và trả lời nhanh hơn.
Và đương nhiên ngoài các quy tắc trên, ba mẹ cần cùng các con kiên trì rèn luyện thói quen sử dụng tiếng Anh hàng ngày. Dưới đây là một vài cách làm để ba mẹ giúp con giỏi tiếng Anh và có thể áp dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cùng tham khảo nhé!
2. Làm cách nào để giỏi tiếng Anh khi còn nhỏ?
2.1. Tiếp xúc tiếng Anh một cách tự nhiên
Giống như tiếng mẹ đẻ, để trẻ học tiếng Anh một cách tự nhiên, vận dụng các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đã học một cách thành thạo thì bé cần có môi trường học tập chủ động. Môi trường đó được xây dựng từ việc học tiếng Anh mỗi ngày, giao tiếp với ba mẹ, thầy cô, bạn bè một cách thường xuyên bằng tiếng Anh sẽ giúp bé xây dựng lối tư duy bằng ngoại ngữ mới và tận dụng được nhiều kiến thức đã được học.
2.2. Làm theo cách nghe bắt chước như thế nào để giỏi tiếng Anh?
Mọi đứa trẻ sinh ra đều phải học cách nghe và bắt chước theo âm điệu từ những người xung quanh. Vì vậy, ba mẹ có thể ứng dụng cách học bẩm sinh này trong việc cho bé nghe các nguồn thông tin tiếng Anh một cách đa dạng để bé tăng khả năng học tập như: giao tiếp bằng tiếng Anh với trẻ, nghe nhạc hoặc xem phim bằng tiếng Anh,…
2.3. Phát âm chuẩn chỉnh từng từ – Học chậm mà chắc
Bên cạnh việc nghe tốt thì việc nói tốt cũng sẽ bắt đầu từ những “bước đi” nhỏ nhất. Bật mí cho ba mẹ biết, kỹ năng nghe và nói sẽ bổ trợ cho nhau một cách thuần thục đó! Vì vậy, muốn nghe tốt, bé cần phát âm chuẩn và ngược lại. Ba mẹ có thể cho bé tiếp cận với bảng phiên âm tiếng Anh IPA để bé có thể luyện tập từ những từ ngữ, âm tiết cơ bản nhé!
2.4. Hãy coi việc học tiếng Anh như một sở thích
Khi bé trở nên thích tiếng Anh, việc học ngoại ngữ này sẽ có nhiều hứng thú, thúc đẩy bé học tập song song trong cả sự chủ động và thụ động nữa đó ba mẹ. Điều này sẽ giúp bé gia tăng hứng thú học tập, giảm thiểu sự chán nản, mất tập trung. Không chỉ vậy, học tập theo phương pháp này sẽ giúp bé xây dựng lộ trình học tập dài hạn và bền bỉ.
2.5. Sai ở đâu, sửa ở đó
Như ba mẹ đã biết, học tập ngoại ngữ chính là chìa khóa để giao tiếp và giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính vì vậy, cốt lõi của việc học tập ngoại ngữ là để hiểu nhau hơn. Từ đó, ba mẹ cố gắng xây dựng cho con trẻ phong thái học tập tự tin, không ngại sai và sẵn sàng thực hành. Bất kỳ kỹ năng nào cũng cần được thực hành mỗi ngày để tăng tính thuần thục và chỉnh sửa tốt hơn. Vì vậy, nếu bé thực hành mỗi ngày, sửa lỗi sai thường xuyên sẽ giúp năng lực học tập của bé được cải thiện đáng kể đó!
2.6. Học tập theo chủ đề
Việc học tập theo chủ đề sẽ giúp các bé tìm hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề xoay quanh cuộc sống một cách đa dạng và chuyên sâu. Không chỉ vậy, học tập theo phương pháp này sẽ giúp bé ghi nhớ được nhiều thông tin xoay quanh một chủ đề một cách dễ dàng, có tính logic và tăng cơ hội sử dụng kiến thức đã học đó vào thực tế một cách tốt hơn đó ba mẹ!
2.7. Làm cách nào để giỏi tiếng Anh với ứng dụng học tập?
Như mọi kỹ năng khác trong cuộc sống, ngoại ngữ cũng cần được trau dồi mỗi ngày và thực hành thường xuyên để không bị thui chột. Việc học tập trong môi trường tương tác với các bạn bè cùng trang lứa, với những giáo viên chuyên về giáo dục và vững chắc chuyên môn trong việc đào tạo trẻ nhỏ cũng chính là một môi trường thuận lợi để bé tiếp thu và sử dụng tiếng Anh một cách tốt hơn đó ba mẹ!
Tổng kết
Nếu ba mẹ đang muốn tìm một môi trường giáo dục hiện đại với các phương pháp giảng dạy tiên tiến cho các bé thì đừng quên liên hệ với Pasal Junior để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé! Pasal Junior chúc các bé sẽ học tập tốt và xây dựng cho mình thói quen học tập tiếng Anh mỗi ngày để kỹ năng sử dụng ngoại ngữ ngày càng nhạy bén!
Có thể bạn quan tâm
[Ebook + Audio] Top 10 truyện tiếng Anh cho trẻ em từ 3-6 tuổi học vựng hiệu quả
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
[A-Z] 6 kỹ năng và phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
Tổng hợp 10 Bài đọc tiếng Anh cho trẻ em đơn giản dễ học nhất
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
Bật mí 7 cách dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em hiệu quả
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
30+ Trích Dẫn, Câu Nói Hay Về Trẻ Em Bằng Tiếng Anh
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
[Update] 200+ từ vựng tiếng Anh trẻ em theo chủ đề cơ bản nhất
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
Chia sẻ 5 kinh nghiệm chọn trung tâm tiếng Anh cho trẻ em 2024
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
[Review] 5 giáo trình tiếng Anh trẻ em Oxford Phonic World
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
Chứng chỉ dạy tiếng Anh cho trẻ em là gì? Các loại chứng chỉ
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
[Trọn bộ] 3 sách tiếng Anh cho trẻ em tiểu học Bộ GD&ĐT công nhận
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...
Top 5 trung tâm tiếng Anh uy tín, chất lượng cho trẻ em ở Gò Vấp
Nội dung chính1. Nguyên tắc học tiếng Anh từ chuyên gia A.J Hoge 1.1. Học theo cụm từ, không học từng từ đơn lẻ1.2. Học ngữ pháp bằng cách lắng...